|
Ngày đêm lực lượng ngành GTVT góp phần mở đường |
Bức thư có đoạn: “Được tin các cô, các chú họp hội nghị tổng kết công tác làm GTVT nông thôn, miền núi. Nhân dịp này Bác nhắc một số điểm để các cô, các chú lưu ý:
Mấy năm qua, các địa phương đều có cố gắng sửa chữa thêm được nhiều đường sá, đóng thêm nhiều xe và thuyền. Như vậy là khá! Nhưng so với yêu cầu nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm thì số đường sá, xe thuyền còn quá ít. Cho đến nay, làm đường chưa chú ý phục vụ cho sản xuất, chưa kết hợp chặt chẽ giao thông với thủy lợi.
Để hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm, chúng ta phải cố gắng hơn nữa, làm tốt hơn nữa. Phải lấy phục vụ sản xuất là chủ yếu. Phải biết dựa vào dân là chính. Các cấp ủy (tỉnh, huyện, xã) phải quan tâm đúng mức, chỉ đạo chặt chẽ, không được khoán trắng cho cán bộ chuyên môn. Bác gửi đến Hội nghị một lá cờ luân lưu hàng năm để tặng cho tỉnh nào làm GTVT nông thôn khá nhất”.
Từ sau hội nghị lịch sử này, một phong trào thi đua làm GTVT nông thôn, miền núi đã được phát động và hưởng ứng rộng khắp trên toàn miền Bắc.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm 1965, toàn miền Bắc đã làm mới, mở rộng và sửa chữa 260 nghìn km đường nông thôn trong đó có 186 nghìn km làm mới. Hàng năm, ngành GTVT bình chọn các địa phương làm tốt công tác GTVT nông thôn, miền núi để trao cờ luân lưu của Bác Hồ tặng
Những địa phương nhận được cờ của Bác về thành tích làm giao thông nông thôn thời gian này có: Nam Định, Hà Nam, Hà Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Hà, Yên Bái.